Hình 1

Cho vay tiền không giấy tờ có đòi được không?

Vay tiền không giấy tờ có đòi được không? Đây là câu hỏi của nhiều cá nhân cho vay nhưng không có giấy giao nhận tiền, sau đây chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này cho khách hàng trong bài viết dưới đây.
Cho vay tiền không giấy tờ có đòi được không?

Vay tiền không giấy tờ có đòi được không? Câu trả lời của chúng tôi là rất khó khi khách hàng không có bất kì giấy biên nhận tiền, giấy xác nhận nợ hay giấy vay tiền viết tay.

Tình trạng người thân, quen cho vay mượn số tiền lớn nhưng không hề lập giấy tờ, biên nhận là thường diễn ra nước ta từ trước đến nay. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp người thân quen dựa vào đó mà trở mặt, không chịu trả lại số tiền đã vay và người cho vay rơi vào cảnh không đòi được nợ vì không có giấy tờ gì chứng minh.

Vậy vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?

tra no

Trong bài viết này Vaytiennhanh1S.com sẽ tư vấn kỹ hơn cho bạn về tình huống pháp lý này.

Một số câu hỏi về vay tiền không có giấy tờ

Câu hỏi 1: Tôi có cho của người quen vay số tiền 100.000.000đ. Tôi đã giao số tiền trên cho người này với thỏa thuận 6 tháng sẽ hoàn trả nhưng không viết giấy tờ gì. Trong suốt hơn 1 năm nay người này cũng không trả lại số tiền trên. Chúng tôi đã đàm phán với gia đình người này nhưng không nhận được bất kì dấu hiệu nào tích cực. Nay xin tư vấn giúp tôi cần làm như thế nào để có thể lấy lại số tiền trên?

Trả lời:

  • Theo quy định thì hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hợp đồng sau đó dùng thủ đoạn gian dối hay bỏ trốn để chiếm đoạt số tài sản đó.
  • Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới bốn triệu đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Số tiền cho vay trong trường hợp trên đều lớn hơn 2 triệu đồng, vì thế, đủ để cấu thành nên tội.
  • Theo quy định tại Điều 121 BLDS 2005 thì: "Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự." Điều 401 cũng quy định như sau: "Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định." Như vậy, đối tượng vay nợ không trả ở trên đã vi phạm pháp luật dân sự vì không thực hiện nghĩa vụ của mình theo như hợp đồng.

Câu hỏi 2: “Năm ngoái tôi có cho người bạn mượn 50 triệu đồng để mua ô tô mà không ghi giấy nợ gì cả vì là bạn thân. Đến hẹn thì không trả và bạn cố tình tránh mặt không nghe điện thoại của tôi. Tuy là vay tiền không có giấy tờ nhưng tôi có bằng chứng là trao đổi qua tin nhắn điện thoại và email. Vậy đây có thể coi là hai bên xác lập quan hệ vay tài sản chưa?”.

 

Trả lời:

  • Theo Điều 471 BLDS năm 2005 thì hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả bên vay phải có trách nhiệm hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc theo pháp luật quy định.

Việc cho vay tiền giữa bạn với người kia là giao dịch dân sự. Theo quy định của Pháp luật thì giao dịch dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch vay tiền không giấy tờ ở trên được pháp luật công nhận.

  • Theo Điều 10 Luật Giao dịch Điện tử 2005 thì: “Dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi điện tử, thư điện tử, điện tín, chứng từ điện tử, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác”.

Để chứng minh tốt nhất khi giải quyết vấn đề này thì bạn nên nhờ thừa phát lại lập vi bằng để ghi nhận những nội dung tin nhắn trong điện thoại và email để làm bằng chứng.

  • Tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: Tài liệu đọc được, nghe được, dữ liệu điện tử, các văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập…

Khi bạn có đầy đủ bằng chứng chứng minh người vay nợ không trả bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người vay tiền phải có nghĩa vụ trả lại tiền vay cho bạn theo quy định của pháp luật.

Bài viết vay tiền không giấy tờ đòi có được không mà chúng tôi giới thiệu đến bạn đã là câu trả lời rõ ràng nhất cho bạn. Tốt nhất khi cho vay bạn nên lập giấy biên nhận tiền và 2 bên kí kết đầy đủ tránh gây bất lợi cho mình.

 

Image

  Ý kiến bạn đọc