Hỗ trợ tư vấn giải pháp tài chính uy tín nhất Việt Nam
Nợ xấu có vay thế chấp được không? Cách giải quyết hiệu quả
Nợ xấu có vay thế chấp được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Cùng Money Form Me tìm hiểu lời giải đáp nhé!
Mục lục
Nếu đã bị nợ xấu thì chắc chắn bạn đã được liệt về danh sách đen, khó vay vốn ngân hàng. Thực tế thì nợ xấu có vay thế chấp được không? Điều kiện vay khi nợ xấu và ngân hàng nào vay… luôn là các thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn vẫn cùng chung câu hỏi này thì hãy theo chân Money Form Me nhé!
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là từ chỉ khoản vay mà người vay không thể hoàn trả đúng thời gian được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn được quy vào danh sách nợ xấu được tính là 90 ngày kể từ ngày phải thanh toán.
Tất cả những người bị dính nợ xấu đều có tên trong danh sách khách hàng nợ xấu của hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC. Chính vì lẽ đó mà các ngân hàng cho vay, công ty tài chính luôn dễ phát hiện khách hàng ai là nợ xấu.
Các loại nợ xấu
Tùy theo từng mức độ, thời gian chưa hoàn trả khoản vay, các ngân hàng sẽ phân loại nợ xấu thành nhiều nhóm khác nhau. Cụ thể như sau:
Nhóm 1 là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn: Đây là nhóm có khoản nợ quá hạn 10 ngày nhưng vẫn có khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi đúng thời hạn.
Nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý: Đây là nhóm các đối tượng có khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày và các nhóm nợ đã cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu.
Nhóm 3 là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: Nhóm này có khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày và nhóm nợ đã cơ cấu lại dưới 30 ngày.
Nhóm 4 là nhóm nợ nghi ngờ: Nhóm này là các đối tượng có khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày. Và cả nhóm nợ cơ cấu lần đầu quá hạn từ 30 đến 90 ngày, nhóm nợ cơ cấu lần 2 quá hạn dưới 30 ngày.
Nhóm 5 là nhóm nợ có khả năng mất vốn: Nhóm nợ này mang tính nghiêm trọng, nó gồm các khoản nợ quá hạn 360 ngày, nợ cơ cấu lần 1 quá hạn 90 ngày, nợ cơ cấu lần 2 quá hạn 30 ngày và nợ cơ cấu lần 3 chưa trả đúng thời hạn.
Nợ xấu có vay thế chấp được không?
Nợ xấu có vay thế chấp được không? Câu trả lời là được nhé! Chỉ cần là bạn có tài sản đảm bảo để thế chấp vay là được. Bên cạnh đó, tùy theo từng trường hợp sẽ có những cách xử lý khác nhau.
Trường hợp người thân nợ xấu
Nếu người thân của bạn bị nợ xấu thì bản thân mình có được vay hay không thì sẽ tùy thuộc vào lịch sử sử dụng vốn vay của người thân. Tuỳ theo mức độ sẽ quyết định hạn mức tín dụng cho bạn vay.
Chồng/Vợ nợ xấu có nợ xấu
Khi xét duyệt hồ sơ vay thế chấp thì các ngân hàng luôn xem xét mối quan hệ trong gia đình, người thân, nhất là vợ chồng. Thế nên nếu một người có nợ xấu và một người có lịch sử tín dụng an toàn thì đối phương cũng không thể vay được.
Tuy nhiên, trường hợp này vẫn có cách giải quyết nếu tài sản chung của hai vợ chồng được sang nhượng hoàn toàn cho người có lịch sử vay an toàn. Lúc này người này có thể sử dụng tài sản trên để vay thế chấp ngân hàng.
Ví dụ: người chồng bị nợ xấu, người vợ có lịch sử vay tốt thì cũng không được vay. Nếu tài sản chung sang hết cho vợ thì người vợ có thể dùng tài sản này để vay, không liên quan đến người chồng.
Người trong hộ khẩu nợ xấu
Khác với quan hệ vợ chồng, những người trong hộ khẩu như anh em ruột, cha mẹ thì vẫn có thể làm hồ sơ vay được. Nếu bạn đạt đủ điều kiện thì nhu cầu vay sẽ nhanh chóng được xét duyệt.
Điều kiện vay thế chấp khi bị nợ xấu
Người bị nợ xấu khi muốn xét duyệt hồ sơ vay thế chấp thì sẽ có nhiều điều kiện hơn. Nó bao gồm các yếu tố sau:
Chứng minh mức thu nhập hàng tháng phải là ổn định với giấy tờ, chứng từ rõ ràng.
Phương án vay phải được lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Và nó phải có khả năng thực hiện được, mang tính chất hợp lý.
Phải chứng minh được nguyên nhân vướng nợ xấu trước đó là khách quan.
Tài sản dùng để vay thế chấp phải có giá trị lớn hơn so với khoản vay. Phần tài sản này phải do người vay đứng tên sở hữu.
Thủ tục vay thế chấp khi bị nợ xấu
Sau khi nhận thấy đã đạt đủ điều kiện để vay khi bị nợ xấu thì bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau. Cụ thể như sau:
Giấy tờ tùy thân là chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân, hoặc là hộ chiếu
Sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tạm trú của người vay kèm thêm người bảo lãnh (nếu có).
Giấy tờ pháp lý của tài sản dùng để thế chấp như sổ đỏ, sổ hồng hoặc giấy chứng minh giao dịch mua bán nhà đất.
Giấy tờ chứng minh thu nhập như hợp đồng lao động, bảng lương, hợp đồng cho thuê cửa hàng hoặc nhà, nhà xưởng…
Các ngân hàng cho vay thế chấp nợ xấu
Mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện vay riêng. Dưới đây là vài ngân hàng có thể duyệt hồ sơ vay thế chấp khi bị nợ xấu.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB)
OCB hiện là một trong số ít các ngân cho vay thế chấp với hạn mức cao. Thế nên, bạn sẽ được giải quyết 100% nhu cầu về tài chính. Cùng với đó mức lãi suất thấp và hình thức trả nợ linh hoạt theo tháng, quý hoặc năm. Thế nên, hiện có rất nhiều bạn chọn OCB để vay thế chấp.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB)
Với người bị nợ xấu, ngân hàng ACB cũng nới lỏng các điều kiện vay với thời gian xét duyệt nhanh, đơn giản. Hơn nữa hạn mức vay cũng lên đến 100% giá trị tài sản đảm bảo. Đặc biệt là thời hạn hoàn trả khoản vay lên đến 20 năm.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thương Tín (Sacombank)
Sacombank thuộc top các ngân hàng có lãi suất vay thấp cùng với hạn mức vay lên mức tối đa, không giới hạn. Tùy theo khả năng tài chính, bạn có thể chọn trả nợ theo kỳ mỗi tháng hay 3 tháng, 6 tháng một lần và kéo dài lên đến 25 năm.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Đến với Agribank, bạn chỉ được vay 80% giá trị tài sản cùng với thời gian vay từ 1 năm đến 10 năm. Tuy không có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng ngân hàng này vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn với mức lãi suất ổn định.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kiên Long Bank)
Đến với ngân hàng Kiên Long, bạn sẽ được vay với hạn mức 100% giá trị tài sản thế chấp. Không chỉ là điều kiện và hồ sơ xét duyệt đơn giản thì Kiên Long Bank còn linh hoạt trong thời hạn vay. Nhờ đó bạn sẽ thoải mái và lựa chọn thời gian hoàn trả khoản vay hợp lý nhất.
Lưu ý khi vay vốn thế chấp có nợ xấu
Bên cạnh việc xét duyệt hồ sơ vay khi bị nợ xấu dễ nhưng các ngân hàng này vẫn kèm theo một số quy định bắt buộc. Thế nên bạn cần phải tìm hiểu kỹ, xem mình có đáp ứng được không trước khi vay nhé!
Hãy cung cấp trung thực và đầy đủ các vấn đề có liên quan đến nợ xấu. Việc che giấu, làm giả sẽ khiến độ uy tín của bạn giảm xuống trong mắt các chuyên viên thẩm định. Hồ sơ xét duyệt sẽ giảm tỷ lệ thành công.
Hy vọng với những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn tìm được đáp án nợ xấu có vay thế chấp được không. Yếu tố quan trọng để nhu cầu vay của bạn nhanh được duyệt với hạn mức cao, phù hợp với khả năng hoàn trả khoản vay đó là nhờ sự tư vấn tận tình của nhân viên có chuyên môn và có tâm.
Đến với Money Form Me, bạn sẽ được tư vấn tận tình, chu đáo khi cần vay thế chấp mà lại vướng nợ xấu.