Hình 1

Giải ngân là gì? Chi tiết từ A - Z những thông tin cần biết về giải ngân

Giải ngân là gì, có những hình thức giải ngân nào được áp dụng? Quy trình giải ngân cho khách hàng vay vốn hiện nay bao gồm những bước cơ bản nào?
Mục lục

Giải ngân là một thuật ngữ phổ biến hiện nay, nhất là trong hoạt động thanh toán, tín dụng. Vậy giải ngân là gì, có những hình thức giải ngân nào được áp dụng? Quy trình giải ngân hiện nay bao gồm những bước cơ bản nào? Cùng giaichapnganhang giải đáp chi tiết ngay sau đây.

Giải ngân là gì?

Giải ngân là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Hiểu đơn giản là việc ngân hàng chi ra một khoản tiền cho người vay theo hợp đồng đã ký. Người nhận có thể nhận tiền mặt hoặc thông qua hình thức chuyển khoản.

Giải ngân là thuật ngữ thường dùng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Giải ngân là thuật ngữ thường dùng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Người đi vay chỉ được giải ngân trong trường hợp đã thực hiện đầy đủ các thủ tục. Bao gồm: Vay vốn, hoàn thiện hợp đồng, được ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng chấp thuận.

Các hình thức giải ngân

Giải ngân là gì, có những hình thức nào? Tùy vào nhu cầu và mục đích của người vay mà sẽ có hình thức giải ngân khác nhau. Cụ thể:

  • Giải ngân phong tỏa: Khi hoàn tất hợp đồng, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân vào tài khoản của bạn. Tuy nhiên bạn không thể rút hoặc chuyển khoản số tiền này để sử dụng ngay được. Thông thường hình thức này áp dụng cho mục đích mua xe, hàng hóa, bất động sản..

Có 2 hình thức giải ngân cơ bản
Có 2 hình thức giải ngân cơ bản
  • Giải ngân không phong tỏa: Là hình thức vay vốn áp dụng trực tiếp cho người đi vay hoặc bên thứ ba. Khoản tiền sau khi được giải ngân có thể rút hoặc chuyển khoản để sử dụng ngay. Hình thức này vô cùng tiện lợi, nhanh chóng, an toàn. Tuy nhiên hầu hết ngân hàng chỉ áp dụng với các khoản vay dưới 500 triệu.

Bên cạnh đó, ngân hàng thường có thêm hình thức giải ngân sau:

  • Giải ngân từng lần: Chia nhỏ khoản vay và giải ngân vào từng thời điểm khác nhau.

  • Giải ngân một lần: Ngân hàng giải ngân toàn bộ số tiền vay vốn chỉ trong vòng 1 lần duy nhất.

Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân theo hình thức nào dựa trên mục đích vay của khách hàng. Để biết khoản vay của mình có được giải ngân một lần luôn hay không, liên hệ với Giải chấp ngân hàng qua SĐT 0799282868.

Quy trình giải ngân vay vốn ngân hàng

Quy trình giải ngân là gì? Thực chất đây là các bước cần có để ngân hàng tiến hành chi tiền dễ dàng hơn. Cụ thể quy trình giải ngân vay vốn ngân hàng được tiến hành qua 5 bước cơ bản:

  • Bước 1: Đăng ký và kê khai thông tin

Khách hàng ký và kê khai đầy đủ thông tin tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Hồ sơ kê khai gồm các thông tin cá nhân, mục đích vay cũng như khả năng chi trả. Chuyên viên tài chính sẽ ghi nhận và tiến hành xác thực những thông tin đã được cung cấp.

  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, làm thủ tục

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết sẽ tạo thuận lợi trong việc vay vốn. Hồ sơ gồm: CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực, Sổ hộ khẩu, Tạm trú. Bên cạnh đó là hồ sơ vay vốn và các loại giấy tờ chứng minh tài sản…

Chuẩn bị hồ sơ, làm thủ tục là bước quant rọng trong quy tình giải ngân
Chuẩn bị hồ sơ, làm thủ tục là bước quant rọng trong quy tình giải ngân
  • Bước 3: Thẩm định

Đây là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình giải ngân. Chuyên viên sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra tính xác thực của thông tin khách hàng cung cấp. Trong trường hợp thiếu, khách hàng cần nhanh chóng bổ sung.

  • Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Thẩm định xong, chuyên viên tài chính sẽ đưa ra đề xuất để cấp trên xem xét. Người quản lý cũng sẽ đọc bản thẩm định và đưa ra quyết định cuối cùng.

  • Bước 5: Giải ngân

Nếu trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, ngân hàng sẽ tiến hàng giải ngân. Số tiền được giải ngân dựa theo đúng số tiền trên hợp đồng đã được ký kết.

Kinh nghiệm để được giải ngân nhanh khi vay vốn

Làm thế nào để được giải ngân nhanh, tiết kiệm thời gian khi vay vốn? Tham khảo những cách thức sau:

  • Thứ nhất: Chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ đã được yêu cầu, đảm bảo tính xác thực. Với giấy tờ photo cần phải có công chứng từ cơ quan có thẩm quyền và còn hiệu lực.

  • Thứ hai: Thanh toán đầy đủ các khoản nợ trước đó theo như đúng thỏa thuận cam kết. Nên tất toán hồ sơ trước thời hạn để tăng điểm tín dụng và dễ dàng được giải ngân.

  • Thứ ba: Với khoản vay thế chấp cần đảm bảo sử dụng vốn vay đúng như cam kết trong hợp đồng. Tuyệt đối không được dùng vốn giải ngân vào những hoạt động phi pháp.

Những câu hỏi thường gặp về giải ngân

Dưới đây là một số thắc mắc về hoạt động giải ngân và những giải đáp từ chúng tôi:

Quá trình giải ngân vốn vay có mất thời gian lâu không?

Thực tế, quá trình giải ngân thường diễn ra trong 1 - 2 ngày làm việc tùy vào ngân hàng. Với những hồ sơ phức tạp, cần thẩm định nhiều bước có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày. Thậm chí một số hồ sơ cần phê duyệt tới vài tuần. Thông tin cung cấp chi tiết, độ chính xác cao thì việc giải ngân sẽ diễn ra nhanh hơn.

Tần suất giải ngân là gì, diễn ra thế nào?

Tần suất giải ngân là số lần giải ngân vốn vay trong khoảng thời gian nhất định nào đó. Thông thường tần suất giải ngân sẽ không cố định. Điều này phụ thuộc vào đối tượng vay vốn, số tiền vay và mục đích vay là gì. Các chuyên viên sẽ tư vấn cụ thể về tất suất giải ngân cho khách hàng.

Tần suất giải ngân thực chất là số lần giải ngân khoản vay trong một khoảng thời gian
Tần suất giải ngân thực chất là số lần giải ngân khoản vay trong một khoảng thời gian

Rút tiền có phải là hình thức giải ngân không?

Đến hiện tại, có nhiều người vẫn lầm tưởng giải ngân và rút tiền là giống nhau. Tuy nhiên thực tế, đây là 2 hoạt động khác biệt. Rút tiền là hình thức lấy khoản tiền mà bạn đã gửi tại ngân hàng. Hoạt động này không cần hồ sơ, thủ tục phức tạp như hồ sơ để giải ngân.

Trên đây là những giải đáp về thắc mắc giải ngân là gì và các thông tin liên quan. Mọi hoạt động cho vay hay giải ngân đều được tiến hành thông qua quy trình nhiều bước. Do vậy đòi hỏi khách hàng cần có những hiểu biết hoặc có sự tư vấn chi tiết. 

Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0799282868 để được hỗ trợ về các thủ tục, giấy tờ liên quan đến vấn đề giải ngân.

Image

  Ý kiến bạn đọc