Định giá tài sản vay thế chấp là điều kiện bắt buộc trong quy trình xét duyệt khoản vay. Vậy có những phương pháp định giá nào và quy trình thực hiện như thế nào? Giải chấp ngân hàng sẽ chia sẻ cụ thể trong bài viết sau.
Định giá tài sản vay thế chấp là việc các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định giá xác định giá trị các loại tài sản thế chấp bằng tiền mặt. Từ kết quả đó làm cơ sở để xét duyệt khoản vay vốn tại ngân hàng.
Mỗi ngân hàng có một cách thức định giá khác nhau, và mỗi loại tài sản cũng sẽ được định giá theo phương thức phù hợp. Dưới đây là tổng hợp những cách định giá tài sản vay thế chấp phổ biến:
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp ước tính. Ngân hàng sẽ sử dụng những số liệu về giao dịch mua bán của những tài sản tương tự. Trên cơ sở đó, ước tính ra giá trị của tài sản thế chấp theo giá thị trường.
Đây là phương pháp thẩm định giá dựa trên tính toán chi phí tái tạo hoặc chi phí thay thế tài sản tương tự với tài sản cần định giá.
Phương pháp vốn hóa trực tiếp là cách xác định giá trị của tài sản định giá dựa trên quy đổi dòng thu nhập ổn định hàng năm. Đây là thu nhập dự kiến có được từ tài sản về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng vốn hóa phù hợp. Phương pháp này được áp dụng đối với tất cả các tài sản đầu tư.
Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp định giá tài sản bằng cách xác định giá trị của tài sản dựa theo quy đổi các dòng tiền trong tương lai. Đây cũng là dự kiến có được từ sản sản về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp.
Phương pháp thặng dư xác định giá trị tài sản theo một công thức. Cụ thể là lấy giá trị ước tính phát triển trừ đi tất cả các chi phí dự kiến phát sinh để tạo ra sự phát triển đó.
“Giải chấp ngân hàng giúp khách hàng định giá tài sản vay thế chấp theo đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo chính xác giá trị tương đương. Liên hệ hotline 0799282868 để nhận tư vấn”.
Quy trình định giá tài sản vay thế chấp đã được quy định cụ thể gồm 6 bước như sau:
- Xác định các tính chất về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật của tài sản định giá tại thời điểm nhất định.
- Xác định đối tượng liên quan đến kết quả thẩm định. Trong trường hợp này là ngân hàng và người vay vốn.
- Xác định mục đích của định giá tài sản: Thẩm định viên xác định kết quả định giá sẽ là cơ sở xét duyệt khoản vay ngân hàng.
- Xác định cơ sở của định giá tài sản là giá thị trường hay phi thị trường.
- Xác định các trường hợp đặc biệt, những giả thiết còn hạn chế hoặc chưa chắc chắn về giá trị tài sản thế chấp.
- Xác định mục tiêu, phạm vi, yêu cầu của quá trình định giá.
- Xác định cách thức tiến hành định giá.
- Xác định các loại hồ sơ, dữ liệu đáng tin cậy dùng cho việc định giá.
- Xây dựng kế hoạch, trình tự thực hiện cụ thể.
- Phân bổ nguồn lực hợp lý theo từng hạng mục định giá. Đảm bảo chất lượng định giá chính xác, cụ thể.
- Thẩm định viên trực tiếp tham gia vào quá trình khảo sát.
- Xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản cần định giá.
- Thu thập các thông tin liên quan đến pháp lý, chi phí, chính sách thuế... của tài sản.
Đây là bước quan trọng để đưa ra giá trị cuối cùng của tài sản định giá. Nội dung bao gồm:
- Phân tích các thông tin có được từ khảo sát thực tế.
- Phân tích thông tin về thị trường: Cung-cầu, chính sách, sự phát triển của công nghệ,...
- Phân tích về khả năng sử dụng của tài sản khi dùng độc lập và khi ở trong một tổng thể.
Sau khi phân tích đủ thông tin và các yếu tố liên quan, thẩm định viên tiến hành lựa chọn phương pháp định giá phù hợp. Lựa chọn dựa trên mục đích và cơ sở giá trị của tài sản. Từ đó đưa ra kết luận cuối cùng về tài sản định giá cho vay thế chấp.
Thẩm định viên lập báo cáo về kết quả định giá tài sản. Sau đó gửi báo cáo cho các bên liên quan bao gồm ngân hàng/tổ chức tài chính và khách hàng vay vốn.
Giá trị tài sản vay thế chấp mặc dù được định giá theo cùng một quy trình. Tuy nhiên kết quả định giá có thể khác nhau, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Nhân sự thực hiện việc định giá: Số lượng, trình độ, đạo đức, kinh nghiệm… của đội ngũ thẩm định sẽ ảnh hưởng việc lựa chọn phương pháp cũng như đánh giá giá trị tài sản.
- Nguồn thông tin phục vụ định giá: Các yếu tố về thông tin lưu trữ, thông tin thực tế, hệ thống cơ sở dữ liệu có thể hỗ trợ hoặc hạn chế khả năng định giá.
- Kỹ thuật thẩm định: Mỗi phương pháp định giá sẽ cho ra một kết quả khác nhau. Do đó việc lựa chọn được phương pháp định giá phù hợp là rất quan trọng đối với tài sản vay thế chấp.
- Chính sách của ngân hàng: Mỗi ngân hàng có một quy định riêng về tỷ lệ khấu hao tài sản, chính sách nhận tài sản đảm bảo… Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giá trị tài sản thẩm định.
Hiện nay có rất nhiều bên thứ ba cung cấp dịch vụ định giá tài sản hỗ trợ vay vốn. Trong đó, Giải chấp ngân hàng là đơn vị uy tín với nhiều kinh nghiệm trên thị trường.
Giải chấp ngân hàng đưa ra phương án định giá hợp lý dựa trên hệ thống tính toán tích hợp so sánh, phân tích. Quy trình, thủ tục đảm bảo đúng theo quy định hiện hành. Khách hàng sẽ không lo về việc hao hụt giá trị thực tế, ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay.
Đội ngũ tư vấn của Giải chấp ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ trong mọi thời điểm. Khách hàng có nhu cầu hãy gọi ngay vào số 0799282868 để được tư vấn một cách nhanh nhất.
Như vậy bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về quy trình định giá tài sản vay thế chấp. Khách hàng hãy cân nhắc, lựa chọn thật kỹ để có được khoản vay đáp ứng mong muốn của mình.
Ý kiến bạn đọc