Rất nhiều trường hợp cá nhân và doanh nghiệp bị các tổ chức tài chính từ chối cho vay vì bị nợ xấu tại ngân hàng mà không hề hay biết vì nhiều lý do khách quan. Tuy nhiên đừng quá lo lắng vì thực tế vẫn có cách xóa nợ xấu chỉ cần khách hàng quan tâm lưu ý. Vậy cách xóa nợ xấu ngân hàng như thế nào? Tham khảo bài viết sau đây nhé!
Nợ xấu là gì? Cách xóa nợ xấu ngân hàng là gì? Nợ xấu là những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp hoặc không thể thu hồi của đơn vị cho vay. Ngân hàng sẽ xếp khách hàng vào nhóm nợ xấu nếu như sử dụng thẻ tín dụng để tiêu dùng và thanh toán không kiểm soát mà không thể chi trả khoản nợ. Các trường hợp khách hàng mua hàng trả góp nhưng quá hạn trong hợp đồng vẫn không thanh toán hết khoản nợ. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp khách hàng sử dụng thẻ thấu chi do ngân hàng cấp để rút trước lương nhưng đến ngày thấu chi khách hàng không có tiền để trả lại vào tài khoản cũng sẽ bị xếp vào nợ xấu.
Có thể nhận thấy nguyên nhân của nợ xấu hầu như đều do người dùng quyết định và xuất phát hoàn toàn từ thái độ của người dùng. Khi mắc nợ xấu, khách hàng sẽ không thể thực hiện thêm bất cứ một khoản vay với các tổ chức tài chính uy tín tại Việt Nam.
Tuy nhiên hiện nay để đáp ứng nhu cầu tài chính cấp thiết của nhiều khách hàng thì nhiều tổ chức tài chính vẫn hỗ trợ thực hiện xóa nợ xấu để cho phép vay một khoản vốn mới. Nhưng đừng lợi dụng việc xóa nợ xấu để chủ quan tiêu xài không có kế hoạch để dẫn đến tình trạng bị nợ xấu và phải tiến hành xóa nợ xấu ngân hàng.
Như đã chia sẻ ở trên, các khoản nợ xấu tại các ngân hàng có thể xóa. Tất cả các đơn vị tài chính hiện nay đều kiểm tra thông tin lịch sử giao dịch và tín dụng của khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn. Những trường hợp khách hàng có lịch sử nợ xấu thì ngân hàng thường từ chối cho vay. Nếu khách hàng tiến hành xóa lịch sử nợ xấu thì có thể tiến hành các khoản vay mới. Do đó xóa nợ xấu là một việc rất cần thiết, các bạn cần lưu ý để thực hiện kịp thời.
Để giải quyết tình trạng nợ xấu nếu không mắc phải, khách hàng cần thực hiện các biện pháp cụ thể như sau để có thể dễ dàng tiếp tục vay mượn tiền tại các ngân hàng:
Đối với các khoản vay dưới 10 triệu đồng vì không quá nhiều nên khách hàng cần nhanh chóng tiến hành thanh toán cho ngân hàng. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra ngày 28/2/2013, thì từ ngày Ngân hàng Nhà nước sẽ ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay có dư nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán từ 01/12/2014. Do vậy nếu khoản nợ xấu của bạn dưới 10 triệu đồng đã thanh toán thì sẽ được ngân hàng giải quyết về lịch sử nợ xấu của bạn.Sau khi biết nợ xấu và gì và cách xóa nợ xấu ngân hàng thì các bạn cần biết lý do mắc nợ xấu. Có nhiều lý do khách quan và chủ quan khiến nhiều người rơi vào tình trạng nợ xấu. Biết được nguyên do sẽ là cách tốt nhất giúp bạn chs ý chi tiêu, không để rơi vào tình trạng bị nợ xấu ngân hàng.
Các lý do khiến nhiều khách hàng mắc nợ xấu:
Hiện nay rất nhiều đơn vị sử dụng hình thức mua hàng trả góp. nếu như mua hàng trả góp nhưng không trả tiền đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng vay tiền sẽ bị ngân hàng xếp vào nợ xấu.
Sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ trả sau không kiểm soát dẫn đến mất khả năng thanh toán lại cho ngân hàng đúng hạn. nhưng đến kỳ hạn thanh toán thì trong khoản lương không có đủ tiền để trả nợ nên bị quá hạn.
Vô tình quên hoặc cố tình không thanh toán các khoản phí phạt từ ngân hàng do quá hạn thanh toán, phí phạt quá nhiều tồn đọng thành các khoản nợ xấu quá hạn.
Tuy đã ký kết theo hợp đồng vay nhưng đến khi trả nợ lại không chấp nhận cách tính lãi của ngân hàng nên cố tình không trả nợ dẫn tới các khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu.
Trên đây là các chia sẻ về vấn đề nợ xấu và cách xóa nợ xấu ngân hàng, hy vọng với những thông tin được chắt lọc trên khách hàng sẽ hiểu hơn về nợ xấu và biết cách xóa nợ xấu cũng như tránh gặp phải nợ xấu. Chúc các bạn thành công.
Ý kiến bạn đọc