Biến phí là khoản phí gắn liền hoạt động sản xuất kinh doanh nên được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi lẽ, kiểm soát tốt biến phí sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách và nguồn lực đáng kể. Vậy biến phí là gì? Có những loại biến phí nào phổ biến? Biến phí có điểm gì khác so với định phí? Hãy cùng Vaytiennhanh1s.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Biến phí (hay chi phí biến đổi) bao gồm các hạng mục thay đổi theo doanh thu. Tức, tỷ lệ của biến phí trong tổng chi phí sản xuất sẽ thay đổi khi doanh thu biến đổi. Biến phí, cùng với định phí, là những thông số tạo nên tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Việc phân bổ hạng mục chi phí vào biến phí hay định phí thường chỉ mang tính chất tương đối. Trong đó, biến phí thường là danh mục gắn liền với hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp như:
Biến phí gồm các hạng mục thay đổi theo doanh thu
Sau khi hiểu rõ biến phí là gì, chắc hẳn nhiều khách hàng sẽ tò mò về những đặc điểm của biến phí. Nhìn chung, biến phí thường có 3 đặc điểm sau:
Căn cứ tính chất hoạt động, biến phí được chia thành: Biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. Đặc điểm cụ thể của mỗi loại biến phí như sau:
Biến phí tỷ lệ được định nghĩa là biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. Một số ví dụ về biến phí tỷ lệ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí bao bì, chi phí hoa hồng bán hàng,...
Biến phí tỷ lệ thường được tính theo công thức: Y = b.X. Trong đó: Y là tổng biến phí, b là biến phí đơn vị, X là mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Từ công thức, có thể thấy, để kiểm soát tốt biến phí tỷ lệ, doanh nghiệp không chỉ phải kiểm soát tổng số mà còn phải kiểm soát cả biến phí trên một đơn vị sản phẩm.
Biến phí tỷ lệ thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động
Biến phí cấp bậc là biến phí chỉ thay đổi khi đạt giới hạn nhất định mức độ hoạt động. Một số ví dụ về loại biến phí này như chi phí điện năng, chi phí lương thợ bảo trì,...Những chi phí này thay đổi khi mức độ hoạt động của máy móc, thiết bị tăng/giảm đến giới hạn nhất định. Do đó, biến phí cấp bậc tỷ lệ không tuyến tính với mức độ hoạt động. Mức chi phí thay đổi tương ứng với mức độ hoạt động mới, phù hợp với quy mô sản xuất.
Biến phí cấp bậc thay đổi khi mức độ hoạt động đạt giới hạn nhất định
“Kiểm soát không tốt biến phí có thể khiến doanh nghiệp rơi vào khó khăn về tài chính. Lúc này, vay ngân hàng sẽ là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vaytiennhanh1s.com cung cấp dịch vụ làm hồ sơ vay vốn kinh doanh giúp giải quyết vấn đề tài chính cho doanh nghiệp. Liên hệ hotline 0973 036 414 để được tư vấn và giải đáp”.
Nếu quý khách còn băn khoăn về biến phí là gì, dưới đây là ví dụ để dễ hình dung. Một doanh nghiệp A cần trung bình 5 nhân viên kiểm tra chất lượng cho một dây chuyển sản xuất. Mức lương cho mỗi nhân viên này là 6 triệu đồng/tháng.
Nếu công ty mở rộng thêm 1 dây chuyền nữa, thì sẽ cần đến 10 nhân viên. Vậy, chi phí thuê nhân công lúc này sẽ là 10 x 6 triệu đồng = 60 triệu đồng/tháng. Tương tự, nếu công ty mở rộng thêm 2, 3 dây chuyền nữa, số lượng nhân viên và chi phí tiếp tục tăng. Đây chính là ví dụ về chi phí cấp bậc của doanh nghiệp A. Chi phí tăng khi mức độ hoạt động doanh nghiệp A vượt quy mô 1 dây chuyền/5 nhân viên.
Ví dụ về biểu phí cấp bậc đối với doanh nghiệp A
Song song với biến phí là gì, ta có khái niệm định phí. Định phí bao gồm các khoản phí cố định, không thay đổi theo doanh thu. Sự khác biệt giữa biến phí và định phí được trình bày trong bảng sau:
Biến phí | Định phí |
Tổng biến phí thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp. | Tổng định phí không đổi khi mức độ hoạt động doanh nghiệp thay đổi (trong giới hạn đã định). |
Biến phí tính trên tổng số đơn vị sản phẩm, dịch vụ được doanh nghiệp tạo ra. | Định phí tính trên một đơn vị sản phẩm, dịch vụ được doanh nghiệp tạo ra. |
Biến phí thường là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bao bì, chiết khấu hoa hồng, chi phí mặt bằng,... | Định phí thường là chi phí thuê tài sản, chi phí trả lương nhân viên, chi phí marketing, chi phí tổ chức đào tạo,... |
Bên cạnh biến phí là gì, dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến biến phí mà Vaytiennhanh1s.com tổng hợp được:
Trả lời: Tùy thuộc vào quy mô và cách thức hoạt động, doanh nghiệp sản xuất sẽ có nhiều loại biến phí. Có thể kể đến như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí phụ tùng sửa chữa, chi phí điện nước, chi phí nhân công,...Những loại chi phí này đều thay đổi tùy vào biến động mức độ hoạt động doanh nghiệp trong tháng.
Trả lời: Tùy thuộc vào lĩnh vực công ty đang hoạt động, doanh nghiệp thương mại sẽ có những loại biến phí như: Chi phí mặt bằng, chiết khấu hoa hồng, chi phí triển khai sản phẩm,...
Một số câu hỏi liên quan về biến phí trong doanh nghiệp
Trên đây là lời giải đáp của Vaytiennhanh1s.com về thắc mắc biến phí là gì, cũng như sơ lược các loại biến phí hiện nay. Hy vọng bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến quý khách hàng. Nếu quý khách có nhu cầu làm hồ sơ vay vốnÝ kiến bạn đọc